bars
Các công trình Thi công thạch cao
Thi công thạch cao tại TP Hồ Chí Minh , Thi công thạch cao tại Hà Nội , Thi công thạch cao tại Đà Nẵng , Thi công thạch cao tại Bình Dương , Thi công thạch cao tại Đồng Nai , Thi công thạch cao tại Khánh Hòa , Thi công thạch cao tại Hải Phòng , Thi công thạch cao tại Long An , Thi công thạch cao tại Quảng Nam , Thi công thạch cao tại Bà Rịa Vũng Tàu , Thi công thạch cao tại Đắk Lắk , Thi công thạch cao tại Cần Thơ , Thi công thạch cao tại Bình Thuận , Thi công thạch cao tại Lâm Đồng , Thi công thạch cao tại Thừa Thiên Huế , Thi công thạch cao tại Kiên Giang , Thi công thạch cao tại Bắc Ninh , Thi công thạch cao tại Quảng Ninh , Thi công thạch cao tại Thanh Hóa , Thi công thạch cao tại Nghệ An , Thi công thạch cao tại Hải Dương , Thi công thạch cao tại Gia Lai , Thi công thạch cao tại Bình Phước , Thi công thạch cao tại Hưng Yên , Thi công thạch cao tại Bình Định , Thi công thạch cao tại Tiền Giang , Thi công thạch cao tại Thái Bình , Thi công thạch cao tại Bắc Giang , Thi công thạch cao tại Hòa Bình , Thi công thạch cao tại An Giang , Thi công thạch cao tại Vĩnh Phúc , Thi công thạch cao tại Tây Ninh , Thi công thạch cao tại Thái Nguyên , Thi công thạch cao tại Lào Cai , Thi công thạch cao tại Nam Định , Thi công thạch cao tại Quảng Ngãi , Thi công thạch cao tại Bến Tre , Thi công thạch cao tại Đắk Nông , Thi công thạch cao tại Cà Mau , Thi công thạch cao tại Vĩnh Long , Thi công thạch cao tại Ninh Bình , Thi công thạch cao tại Phú Thọ , Thi công thạch cao tại Ninh Thuận , Thi công thạch cao tại Phú Yên , Thi công thạch cao tại Hà Nam , Thi công thạch cao tại Hà Tĩnh , Thi công thạch cao tại Đồng Tháp , Thi công thạch cao tại Sóc Trăng , Thi công thạch cao tại Kon Tum , Thi công thạch cao tại Quảng Bình , Thi công thạch cao tại Quảng Trị , Thi công thạch cao tại Trà Vinh , Thi công thạch cao tại Hậu Giang , Thi công thạch cao tại Sơn La , Thi công thạch cao tại Bạc Liêu , Thi công thạch cao tại Yên Bái , Thi công thạch cao tại Tuyên Quang , Thi công thạch cao tại Điện Biên , Thi công thạch cao tại Lai Châu , Thi công thạch cao tại Lạng Sơn , Thi công thạch cao tại Hà Giang , Thi công thạch cao tại Bắc Kạn , Thi công thạch cao tại Cao Bằng ,
Về Thi công thạch cao

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, khi thi công, cách tấm này được gắn cố định bởi hệ thống khung vững chắc, liên kế vào kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên tạo nên sự cố định và vững chắc. Trần thạch cao được biết đến với tên gọi khác là trần thả, là lớp áo hay một lớp tầng thứ 2 nằm dưới tầng nhà nguyên thủy. Khi thi công tấm trần thạch cao, đây không phải là một loại trần bình thường, truyền thống nên đòi hỏi đội ngũ thợ thi công phải có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nhất định.

A. Kết cấu của trần thạch cao

1.Trần thạch cao được kết cấu từ những lớp vật liệu bao gồm:

  • Khung xương thạch cao: đây là nền tảng cơ bản với công dụng chính là làm khung trụ, chỗ bám để treo và định hình các mảnh thạch cao. Lớp khung xương này giúp gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tấm trần thạch cao: như chính tên gọi, tấm trần giúp tạo mặt phẳng cho trần. Tấm trần được làm hoàn toàn từ thạch cao, có bề mặt mịn và nhẵn. Để lên kế và cố định với hệ khung xương thì tấm trần này được liên kết thông qua các loại ốc vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: sau khi hoàn thành các công đoạn trên, đội ngũ thợ thi công sẽ tiến hành sơn bả. Lớp sơn bả này sẽ giúp cho bề mặt trần có độ nhẵn mịn và đều màu.
  • Ngoài ra còn có các vật liệu khác giúp tăng độ thẩm mỹ và bền bỉ cho ngôi nhà của bạn.

2. Phân loại

  • Có 2 loại thi công trần nhà thạch cao: trần nổi và trần chìm
    Trần nổi: Kiểu trần thạch cao này được thi công bằng phương thức thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình. Trần nổi có ưu điểm là nếu sau này cần được sửa chữa bạn có thể tháo ra theo từng tấm. Tuy nhiên, trần nổi không đẹp bằng trần chìm và có những nhược điểm nhất định.
  • Trần chìm: khi tiến hành quy trình thi công trần thạch cao này, người thợ sẽ bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít liên kết với nhau, ghép từng tấm thạch cao nguyên bản vào. Trần chìm có ưu điểm là đẹp, bề mặt hoàn thiện, có thể tạo hình và hoa văn nếu cần thiết. Khi tạo hoa văn với tấm thạch cao, người thợ sẽ tiến hành cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng. Một hạn chế của loại trần này là nếu hư hỏng, chúng ta sẽ không thể tháo rời từng tấm ván thạch cao mà phải gỡ nguyên trần.

3. Những lợi ích tuyệt vời mà tấm trần thạch cao đem lại cho không gian sống

  • Từ xưa, trong không gian sống của nhiều gia đình theo lối truyền thống, gia chủ phần đa lựa chọn trần đúc và có thể nói đó là loại trần nhà duy nhất thời đó mà người ta được biết đến. Chính bởi những đặc trưng của loại trần truyền thống này nên chủ nhà không có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, không gian sống có phần nhàm chán và không có sự kết nối hay sáng tạo nghệ thuật. Tấm trần thạch cao xuất hiện và có một chỗ đứng vững vàng trong thị trường nội thất ngày nay nhờ những ưu điểm, lợi ích mà chính nó mang lại cho không gian sống của mọi gia đình.
  • Tính thẩm mỹ tuyệt vời: Trần thạch cao có sự đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã nên có thể thoải mái lựa chọn và sáng tạo trong không gian sống theo nhu cầu và sở thích của mỗi gia đình. Ngoài ra, bạn có thể sáng tạo những hoa văn, họa tiết dựa trên ý tưởng thiết kế của gia chủ một cách dễ dàng.
    Tính hiện đại: Tấm trần thạch cao được sản xuất bằng những công nghệ hiện đại, công nghệ tạo bọt khiến chúng có đặc tính nhẹ, dễ dàng cho việc thi công và lắp đặt. Đây chắc chắn là một chất liệu nội thất tuyệt vời của cuộc sống hiện đại. Tấm trần thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như nhiều loại vật liệu khác. Ngoài ra, đây còn là loại vật liệu yêu thích của các quán karaoke vì đặc tính cách âm, cách nhiệt tốt, người thi công có thể tạo ra được nhiều hoa văn, không bị ẩm mốc hay thấm nước.
  • Vật liệu thân thiện với môi trường: Thi công trần thạch cao được xem là an toàn và thân thiện với môi trường. Cùng với xu hướng thiết kế nội thất xanh, tấm trần thạch cao được sử dụng như một loại vật liệu nội thất bền vững, xứng đáng là một loại “vật liệu xanh”, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang tới một không gian sống hiện đại, thời thượng. Hơn nữa, trần thạch cao còn ghi điểm và được yêu thích nhờ sự lành tính, không chứa các chất độc hại, có thể tái sử dụng, đích thực là vật liệu tuyệt vời cho không gian sống xanh, mang lại cảm giác mát mẻ, hài hòa và không gian sống trong lành nhất.

B. Quy trình thi công trần thạch cao diễn ra như thế nào?

Để giúp mọi người hiểu rõ về quy trình thi công trần thạch cao diễn ra như thế nào, TH Home sẽ khái quát thành từng phần nhỏ với 2 dạng thi công: thi công trần thạch cao nổi và thi công trần thạch cao chìm. Về quy trình chung, các bước triển khai chuẩn theo quy trình thi công trần thạch cao sẽ bao gồm:

  • Duyệt bảng tiến độ và nhân lực trên công trường
  • Chuẩn bị thi công
  • Tập kết, nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu bàn giao
  • Tổ chức nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu bàn giao
  • Tổ chức bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng.

1. Quy trình thi công trần thạch cao chìm

Bước 1: Xác định cao độ trần

  • Dùng ống Nivoo hoặc tia laser để xác định chiều cao của trần
  • Lấy dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột

Bước 2: Lắp cố định thành viền tường

  • Bằng cách dùng khoan hoặc búa đóng đinh vào thép giúp cố định cho thanh viền tường lên tường. Khoảng cách lỗ đinh sao cho nhỏ hơn 30cm để đảm bảo độ vững chắc của thanh viền.

Bước 3: Phân bố chia khoảng trần

  • Tiến hành chia mặt trần bằng những khoảng cách thích hợp với khoảng cách tâm điểm của các thanh chính – phụ là 600 x 1200mm; 610x1220mm; 600x600mm; 610x610mm.

Bước 4: Treo Ty: 

  • Cố định các điểm ty bằng cách khoan trực tiếp mũi khoan 8mm và liên kết bởi Pát và Tắc kê. Phân bố khoảng cách giữa các Ty là 1200mm và Ty gần nhất cách vách 610mm.

Bước 5: Lắp thanh chính:

  • Thanh chính được lắp với khoảng cách khoảng 800-1200mm. Thông thường, các nhà kỹ thuật đặt theo chuẩn là 1000mm.

Bước 6: Lắp thanh phụ:

  • Thanh phụ được lắp vào thanh chính gián tiếp hoặc trực tiếp.
  • Sau khi lắp xong các thanh, xem lại và chỉnh sao cho các khung có vị trí đều, ngay ngắn, mặt khung phẳng. 

Bước 7.Lắp đặt tấm thạch cao

  • Tiến hành lắp tấm thứ nhất
  • Kiểm tra lại các tấm phải còn nguyên vẹn không bị sứt mẻ góc.
  • Vít chặt các tấm bằng vít với khoảng cách không lớn hơn 200mm.
  • Lắp sao cho chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ
  • Tiến hành lắp tấm thứ hai
  • Khi lắp tấm lớp thứ hai này phải bắt lệch một thanh phụ so với lớp một và chú ý chừa một khe hở.

Bước 8. Phủ kín mối nối

  • Phủ kín các mối nối giữa các tấm, các đầu vít thường dùng là bột bả. Đảm bảo sau khi phủ bề mặt bằng bột bả, bề mặt trần phải phẳng tránh để lại gợn sóng. Lưu ý trước khi sơn bả, khoảng cách giữa các tấm phải được dán băng keo lưới để đảm bảo bề mặt trần không bị bong nứt về sau.
  • Cuối cùng là dùng cưa và dao để xử lý cắt viền trần. Về cơ bản, quá trình làm trần thạch cao coi như hoàn thiện, chỉ lưu ý trước khi tiến hành cần xem kỹ bản vẽ để có biện pháp xử lý các vị trí lắp đặt thiết bị nội thất khác trên trần như quạt, đèn…

2. Quy trình thi công trần thạch cao nổi

Đối với việc thi công trần thạch cao nổi, quy trình thi công cũng diễn ra tương tự như đối với cách làm trần chìm tuy nhiên sẽ có vài khác biệt từ bước năm trở đi. Dưới đây sẽ là những lưu ý. Mọi người cần lưu ý rằng thanh chính và thanh phụ của trần nổi có cấu tạo khác với trần chìm.

3. Quy trình thi công trần thạch cao nổi sẽ được tiến hành tiếp như sau:

  • Lắp thanh phụ
  • Lắp các lỗ mộng của thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ dài VT -1200 hoặc VT -1220 cách nhau 600mm.
  • Lắp lỗ mộng của thanh phụ dài vào đầu ngàm của thanh phụ ngắn VT600 cách 600mm.
  • Sau khi điều chỉnh khoảng cách và vị trí đều đẹp, tiến hành lắp tấm thạch cao lên khung.
  • Tấm được lắp khớp vào các thanh. Xử lý viền bằng dao cắt và cưa. Quan sát lại vị trí các tấm thật kỹ càng, vệ sinh bề mặt trần trước khi bàn giao hoàn thiện.

C. Những điều lưu ý trong quy trình thi công trần thạch cao

Là một loại vật liệu bền và đẹp nhất so với các loại trần hiện nay nhưng nước chính là khắc tinh của loại trần này. Bởi vậy, trước khi thi công, hãy đảm bảo mái tôn, mái ngói không được có bất kì một lỗ rò hay sơ xuất nào cả bằng cách kiểm tra thật kĩ mọi thứ. Cần chú ý những trường hợp khi mưa gió lớn, nước có thể tạt vào qua khe hở của mái xuống trần. Với một lượng nước nhỏ như vậy, theo thời gian, trần nhà của bạn sẽ trở nên hoen vàng và xuống cấp trầm trọng.

Đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị điện: để thi công trần thạch cao chuẩn đẹp và đúng với quy trình thì đội ngũ thợ thi công cần có chuyên môn và nắm rõ được bản vẽ mặt bằng thiết kế điên năng. Từ đó, một bản vẽ thi công trần thạch cao được lập ra nhằm đảm bảo tiến độ và tránh các vị trí đường điện.
Ngoài ra, có một lưu ý nữa khi tiến hành quy trình thi công trần thạch cao. Đó là việc lắp đặt, nghiệm thu rồi mới bắn tấm trần. Lưu ý này sẽ giúp bạn đảm bảo được khẩu độ, cao độ, số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm, vị trí sẽ phải gia cố trước khi bắn. Nhờ đó mà trần nhà sẽ chắc chắn hơn rất nhiều, tấm trần thạch cao khi hoàn thiện sẽ không bị võng xệ hay cong vênh.

G. Tìm thợ Thi công thạch cao ở đâu?

Bạn muốn tim thợ thi công thạch cao? Thợ Tốt tự hào là nơi cung cấp dịch vụ sửa chữa uy tín và chất lượng hàng đầu với đội ngũ kỹ sư và thợ thi công lành nghề tận tâm đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Một số hạng mục mà thợ thi công đá hoa cương có thể thi công: